- ^ Xe máy liên tục bốc cháy ở Việt Nam , BBC, 25/12/2012
- ^ Khởi tố hình sự vụ án nổ xe máy khiến hai mẹ con tử vong, Dân Trí, 22/12/2011
- ^ 2 xe khách cháy rụi trước cổng công ty chè, VnExpress, 2/172012
- ^ Xăng bị nghi là thủ phạm gây cháy xe, VnExpress 28/12/2011
- ^ Xăng pha acetone - nguyên nhân gây cháy xe?, VnExpress, 27/12/2011
- ^ Phát hiện xăng không đạt chuẩn ở Hà Nội, VnExpress, 30/12/2012
- ^ Kinh hoàng "công nghệ" xăng dỏm, Thanh Niên, 09/01/2012
- ^ Phát hiện nạn rút và pha xăng ở VN, BBC 9/1/2012
- ^ Nếu cháy xe do xăng, Bộ sẽ nhận trách nhiệm, Tiền Phong, 7/1/2012
- ^ Cháy nổ xe - câu chuyện chưa có hồi kết, VnExpress 12/1/2012.
22/04/2018
Ai phải chịu trách nhiệm vụ hỏa hoạn chung cư Carina Plaza?
Lê Quốc Trinh,
Kỹ sư cơ khí về hưu Canada
A)- Mục đích
Bài viết này dựa
trên những diễn biến về hỏa hoạn tại chung cư cao cấp
Carina Plaza (ngày 23-03-2018) để làm một phân tích khoa học
kỹ thuật (KHKT), từ đó truy tìm ra nguyên nhân gốc và
vạch rõ người chịu trách nhiệm chính của sự kiện
kinh hoàng gây chấn động cả nước.
B)- Diễn biến
vụ hỏa hoạn Carina Plaza
Tổng hợp các
thông tin từ báo chí (qua mạng Internet) qua kiểm chứng
của Công an TP HCM (Quận 8) thì đám cháy bùng lên rạng
sáng ngày 23-03-2018 từ tầng hầm chứa xe của chung cư.
Khói đen và lửa bùng lên dữ dội len lỏi vào các hành
lang qua các cánh cửa ăn thông với hầm bốc lên các tầng
lầu của hai khu A & B, gây náo loạn cho hàng ngàn cư
dân đang yên ngủ. Vì hệ thống báo động không hú còi
và đèn điện tắt ngúm, làm tăng cơn hoảng sợ khiến
cho mọi người thi nhau tìm đường thoát chạy trong đêm
tối. Hệ thống Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) gồm dàn phun
nước trên trần (Gicleurs, Springlers) không hoạt động,
vòi nước chữa lửa ở mỗi tầng cũng bị thất lạc.
Mọi thứ vô hy vọng, chỉ còn mong chờ xe cứu hỏa của
thành phố gửi đến dập tắt đám cháy.
Hậu
quả thiệt hại về nhân mạng: 13 người bị chết, 99
người nhập viện, hơn 50 người trọng thương (bị bỏng,
té ngã, phổi bị ám khí độc). Thiệt hại về vật
chất: 340 chiếc xe máy cùng 17 xe hơi bị bà Hỏa thăm
viếng trong tầng hầm. Tài sản, nội thất của hàng trăm
cư dân bị cháy, bị ám khói hoặc bị ngập nước hư
hỏng nặng nề. Đây là một vụ hỏa hoạn kinh hoàng
nhất từ 10 năm nay theo đánh giá của báo chí trong nước.
Nguyên
nhân sơ khởi: theo báo cáo chính thức của ngành Công an
TP HCM thì một ngọn lửa nhỏ bắt nguồn từ chân chống
một chiếc xe tay ga Attila Victoria dựng trong hầm vì chập
điện, lan sang tới đầu xe đằng trước (dưới dàn ống
thông khí trên trần) và bùng thành đám lửa lớn. Sau đó
thì hàng trăm chiếc xe khác và xe hơi trong hầm bắt lửa
và bùng cháy biến thành một cơn bão lửa dữ dội khiến
cho đội bảo vệ chung cư không can thiệp nổi đành bó
tay, chỉ cố gắng hết sức giúp đỡ cứu trợ những
nạn nhân.
Xem bản tin trong
VNExpress.vn ngày 29-03-2018 (mô phỏng đám cháy dựa trên
cuộn băng Video Clip thu lại từ Camera trong hầm)
C)- Tìm hiểu và phân tích KHKT
về nguyên nhân xe máy cháy nổ tự động
Theo báo cáo chính
thức của Công an thì trong cuộn băng video camera không hề
thấy bóng dáng con người lảng vảng trong tầng hầm và
gần chiếc xe Attila, do đó họ loại trừ yếu tố phá
họai hay khủng bố do từ tác nhân bên ngoài. Vậy chỉ
còn mỗi kết luận duy nhất là: “xe
máy tự động chập điện nảy tia lửa và tự động bốc
cháy gây nên hỏa hoạn lớn”.
Tiếp theo là những bài báo của thành phố và Nhà nước
thi nhau kết án nhà thầu đầu tư chung cư mang những lỗi
lầm nặng nề về hệ thống PCCC không được kiểm tra,
không được bảo trì chăm sóc kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn,
xem họ như là bị can duy nhất để kiện ra tòa. Rồi một
màn kịch được Ủy ban Nhân dân thành phố dựng lên để
thu hút chú ý của mọi người vào công tác PCCC, tưởng
chừng như đó là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn
chận những vụ hỏa hoạn tương tự trong tương lai ở
các chung cư đông dân. Câu hỏi đặt ra là: Có thật là
thế không?
Đến giờ vẫn
chưa có bài báo nào đặt nghi vấn trên kết luận của
CA: chỉ dừng lại không đi xa hơn để giải thích tại
sao một tia lửa nhỏ xẹt xẹt do lỗi chập điện 12 V
lại có thể gây thành đám cháy khủng khiếp làm 13 người
chết, 55 người trọng thương, 340 xe máy và 17 xe hơi bị
thiêu rụi? Nếu không có sự hiện diện của chất liệu
dẫn lửa nhạy bén gần chiếc xe với khối lượng khá
đủ thì làm sao tia lửa nhỏ có thể bốc lên thành đám
lửa lớn? Vậy thì chất dẫn hỏa đó là gì? Đến từ
đâu? Nếu không phải là xăng lỏng chảy từ xe máy ra?
Bài viết này sẽ
đào sâu vào câu hỏi đó và đi tìm một giả thuyết
KHKT khác khả dĩ giải thích hiện tượng bùng cháy tự
nhiên của chiếc xe máy. Đề tài này không có gì là mới
lạ bởi vì từ 10 năm qua báo chí trong nước vẫn thường
đăng tải thông tin về tai nạn cháy xe máy, xe hơi, nói
chung là phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu trong
động cơ nổ bốn thì, gây rất nhiều thiệt hại về
nhân mạng cũng như tài sản cho người dân lao động. Và
trên các Trang Mạng Internet trong nước rất nhiều chuyên
gia kỹ thuật, kỹ sư, cán sự bàn cãi và bày tỏ mối
quan ngại về sự ra đời của loại xăng sinh học, hay
xăng pha cồn (Ethanol) ở nồng độ thấp 5% (E5).
Xin phép lật lại
hồ sơ và trích dẫn ra đây một số bài viết thảo luận
của người dân trong nước (Google Wikimedia):
Nguyên nhân gây cháy nổ trên xe máy
và xe hơi
Xăng kém chất lượng và không đạt
chuẩn?
Nhiều chuyên gia cho rằng xăng kém chất
lượng là một nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy
nổ bất ngờ [6].
Acetone, methanol, ethanol là
những phụ gia thường được pha vào xăng để tăng khả
năng cháy, khả năng bay hơi và chỉ số octan của xăng.
Acetone là dung môi mạnh, có độ bay hơi cao (100%) [7].
Methanol là dung môi gây ăn mòn, làm phá hủy nhanh các kết
cấu bằng cao su và nhựa, làm hở. Nếu hàm lượng này
vượt quá mức quy định cho phép và càng cao thì càng làm
tăng khả năng bay hơi, nếu gặp tia lửa điện sẽ dễ
bốc cháy hơn hoặc gây chập điện[8].
Kết quả kiểm nghiệm ngày 28 tháng 12
năm 2011 của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường
chất lượng I phát hiện một mẫu xăng không chì RON92
lấy từ một cây xăng thuộc Công ty Xăng dầu Quân đội
tại Mai Dịch, Hà
Nội có hàm lượng oxy cao gấp ba lần mức quy
định cho phép (8,8% khối lượng so với tiêu chuẩn là
2,7%) và lượng methanol 'chưa được chấp nhận' (15,3% thể
tích)[8][9].
Theo các nhà khoa học, đây là một thông tin quan trọng có
thể tìm ra manh mối thủ phạm gây ra các vụ cháy nổ
hàng loạt.
Trong năm 2011, có gần 4.200 tấn acetone
do 32 công ty sản xuất và kinh doanh nhập khẩu vào Việt
Nam cho nhiều mục đích. Về vấn đề cháy xe máy, trong
đó đa phần nghiêng về giả thiết xăng bị pha acetone.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, vẫn chưa có một cơ quan
nào lên tiếng hay chính thức điều tra về nghi vấn
này [10].
Rút ruột bồn xăng và xăng pha tạp?
Tháng 1 năm 2012, các phóng viên báo
Thanh Niên đã theo dõi và ghi hình được quả tang
một số xe bồn chở xăng sau khi nhận xăng ở Tổng kho
xăng dầu Nhà Bè thuộc tập đoàn Petrolimex,
đã rẽ ngang các "trạm pha chế" bí mật để rút
bớt xăng từ các bồn và pha chế "xăng bẩn"[11][12].
Tình trạng gian lận vì lợi nhuận ích kỷ riêng đã kéo
dài nhiều năm.
Tình trạng quy định pháp luật về
xăng và trách nhiệm quản lý
Từ tháng 9 năm 2008, Bộ
Công thương Việt Nam và Bộ
Khoa học Công nghệ đã cho phép bán xăng sinh học
Ethanol-E5 (còn gọi là xăng pha cồn sinh học) có pha
chất ethanol ra
thị trường [13].
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA)
đã bày tỏ sự quan ngại đối với xăng trộn ethanol
này [13].
Mặc dù cho phép xăng được pha thêm methanol nhưng đến
nay tại Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể về nồng
độ methanol trong xăng [8]
Bên cạnh đó, mỗi năm vẫn có đến
vài trăm ngàn tấn xăng A83 được sản xuất, các bộ nhà
nước chưa thống nhất về việc có nên ngừng sản xuất
xăng A83, tạo cơ hội cho các đại lý xăng dầu pha trộn
xăng A83 vào xăng A92 để gian lận. Từ năm 2006, đã có
báo động về việc "xăng dỏm là nguyên nhân xe máy
hỏng hàng loạt". Từ nhiều năm nay đã diễn ra việc
pha xăng A83 và xăng A92, hoặc xăng A92 vào xăng A95 nhằm
tăng khối lượng nhưng lại làm giảm trị số ốc-tan,
nhưng các cơ quan quản lý phản ứng rất chậm chạp,
quản lý lỏng lẻo, thiếu tính khoa học, đồng nhất đã
tạo điều kiện cho gian thương biến đổi tính chất của
xăng đi rất nhiều và làm người tiêu dùng chịu thiệt.
Phản ứng của các cơ quan nhà nước
Theo Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải Đinh
La Thăng phát biểu ngày 3 tháng 1 năm 2012, cho rằng
hiện nay trách nhiệm về phương tiện cháy nổ không
thuộc về ai, chứng tỏ có khoảng trống về pháp luật
và "Từ năm 2012 với chức năng quản lý nhà nước,
Bộ Giao thông Vận tải sẽ phải chịu trách nhiệm khi xe
cháy nổ" [2].
Ngày 6 tháng 1 năm 2012, Bộ trưởng Bộ
Công thương Việt Nam Vũ
Huy Hoàng cho biết: "Chúng tôi có trách nhiệm
cùng với ngành Khoa học Công nghệ trong quản lý chất
lượng xăng dầu. Để xảy ra tình trạng một số cơ sở
kinh doanh không đảm bảo chất lượng xăng dầu, có phần
trách nhiệm của Bộ Công Thương. Nếu các cơ quan chức
năng qua kiểm tra xác định nguyên nhân từ xăng dầu dẫn
đến cháy nổ các phương tiện vận tải, chúng tôi xin
nhận trách nhiệm" [14].
Bộ công an địa phương đã vào cuộc
để điều tra vài vụ cháy xe có nghi vấn hình sự (như
vụ tại Bắc Ninh), Bộ Khoa học Công nghệ mở đợt kiểm
tra quy mô lớn với hơn 3.000 mẫu xăng. Tuy nhiên, Công an
cho rằng không có trách nhiệm điều tra nguyên nhân cháy,
do không được yêu cầu từ chủ xe, còn Cục đăng kiểm
thì không có trách nhiệm với những xe đang lưu hành [15]
Phản ứng người dân
Hội bảo vệ người tiêu dùng tại
việt Nam cho biết chưa nhận được bất cứ đơn, thư
khiếu nại nào của các nạn nhân trong hàng chục vụ nổ
ô tô xe máy ở Việt Nam [16].
Chú thích
Sau đây là những
thông tin khác từ báo chí VN về chủ đề xăng sinh học
E5:
Không chỉ ở VN
mà báo chí chuyên môn ở Hoa Kỳ cũng có nhiều bài chia
sẻ ý kiến lo ngại về ảnh hưởng của xăng sinh học
lên động cơ nổ của xe máy:
https://www.hemmings.com/blog/2014/12/05/tech-101-fuel-line-hose-what-you-should-and-should-not-use/
Những ý kiến này
nhắc nhở người sử dụng nên cẩn thận vì có nguy cơ
hóa chất Ethanol trong xăng sẽ làm hư hỏng máy, gây sét
rỉ động cơ, carburators và làm giãn nở các ống cao su
(plastique) từ bình xăng xuống máy, làm chảy xăng ra ngoài
không khí.
Những quan ngại này có lý do
chính đáng bởi vì xăng nguyên chất (RON A92 & A95) do
các khu công nghiệp nặng khai thác từ hơn 100 năm nay, đầu
tư cả ngàn tỷ US$, dựa trên những lý thuyết KHKT vững
chắc, theo dõi kiểm tra chất lượng chặt chẽ từ nhiều
phòng thí nghiệm hiện đại, người tiêu dùng tin tưởng
không có vấn đề. Còn xăng sinh học là hình thức pha
trộn giữa hai nền công nghiệp hiện đại (dầu hỏa
thô) và nông nghiệp thô sơ (rượu cồn tinh lọc từ nhà
máy chế biến bắp, khoai mì, mía, lúa, v.v.) cho nên phẩm
chất không bảo đảm.
Riêng tại VN thì vấn nạn buôn
lậu, ăn cắp, tự ý pha trộn xăng sinh học ngầm từ
những “cây xăng ma” mà Nhà Nước không kiểm soát
được, nhất là ở những nơi xa vắng hẻo lánh làm cho
người tiêu dùng thêm sợ hãi lo âu. Sau đây là những
bằng chứng đã được phanh phui trên mặt báo:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phanh-phui-hang-loat-sai-pham-tai-34-co-so-kinh-doanh-xang-dau-20180105124243486.htm
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/giam-doc-pha-che-hang-nghin-lit-xang-ban-bi-bat-3663168.html
http://video.vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/con-duong-buon-lau-xang-dau-tren-bien-tay-nam-3626157.html
Hậu quả nghiêm
trọng là từ đó nhiều tai nạn bùng cháy xe máy, xe hơi,
xe vận tải, xe khách liên tục xảy ra trên khắp nẻo
đường quê hương, một hiện tượng chỉ có ở VN dưới
chế độ XHCN định hướng kinh tế thị trường, rất
hiếm nghe ở xã hội tân tiến Bắc Mỹ hay miền Nam VN
trước thời kỳ1975 (chính thể VNCH). Sau đây là những
thông tin truy tìm được trong khoảng thời gian 12 tháng
(2017-2018) từ báo chí truyền thông:
Sẽ có nhiều
người nêu thắc mắc: “Vậy thì
làm sao giải thích hiện
tượng xe cộ bùng cháy tự nhiên trên giao thông công cộng
không vì tai nạn va chạm hay phá hoại?”
Bài viết này chỉ tập trung tìm
hiểu phân tích KHKT trên những xe cộ sử dụng động cơ
nổ bốn thì, đổ xăng nguyên chất (RON A92 & A95) hay
xăng sinh học pha cồn E5. Những phương tiện chạy bằng
dầu cặn diesel (xe vận tải, xe khách lớn, tàu bè qua lại
trên sông) cũng bị cháy nổ tự nhiên nhưng không đề
cập ở đây vì chưa đủ dữ liệu khoa học.
D)- Giải thích hiện tượng
bùng cháy từ xe máy Attila Victoria trong hầm chứa xe
Dựa trên báo cáo CA (mô phỏng
đám cháy trông hầm chứa xe từ hình ảnh Camera thu lại,
VNExpress.vn 29-03-2018) tác giả đưa ra một giả thuyết
KHKT giải thích hiện tượng bùng cháy tự nhiên của xe
tay ga SYM Attila Victoria trong chung cư Carina Plaza, sát với
thực tiễn.
1)- Đặc tính cơ bản của nhiên
liệu xăng dùng trong động cơ nổ bốn thì
a)- Nhiệt độ tối thiểu để
xăng bốc hơi (Flash Point of Gasoline)
Xăng ở thể lỏng không dễ bắt
cháy, chỉ bùng cháy ở dạng khí (hơi). Nhiệt độ tối
thiểu để cho xăng lỏng bốc hơi là – 43 độ C (43 độ
dưới 0 độ C). Vậy thì thời tiết khí hậu ở VN xứ
nhiệt đới từ +10 độ C đến +37 độ C, là điều kiện
lý tưởng để xăng bốc hơi nhanh, dễ bùng cháy khi tiếp
xúc với ngọn lửa.
b)- Hỗn hợp xăng hòa không khí
tối thiểu để gây cháy nổ trong động cơ (Stochiometric
Ratio of Gasoline)
Hơi xăng hòa với không khí ở
nồng độ 1:14,7 (1 gam hơi xăng + 14,7 gam không khí) là
điều kiện thấp nhất để gây cháy nổ trong không gian
kín (xylanh) khi tiếp xúc với một tia lửa (bougie, Spark
Plug) tạo áp suất lớn và nhiệt độ cao.
c)- Nhiệt độ thấp nhất làm
hơi xăng bùng cháy tự nhiên trong không khí (Auto-Ignition
Temperature of Gasoline)
Khi hỗn hợp xăng + không khí
tiếp xúc với môi trường nóng ở nhiệt độ 247 độ C,
ở áp suất bình thường, thì tự nhiên bùng cháy không
cần tia lửa xúc tác từ bên ngoài.
2)- Đặc điểm của xe tay ga SYM
Attila Victoria
Vào Google truy tìm những hình ảnh
xe SYM Attila Victoria (lưu thông ở VN) thì thấy một kiểu
xe đời mới với đặc điểm là bình xăng 7 lít (khá
lớn) được gắn trước mặt người lái (dưới ghi đông,
đằng sau dàn đèn pha), chứ không nằm dưới yên xe người
lái như phần đông xe máy khác. Đặc điểm khác là ống
xả khói từ động cơ ra bị che khuất hoàn toàn trong
thùng xe, nằm trên bộ chân chống.
Hình minh họa một kiểu mẫu SYM
Attila Victoria (trích từ Google)
Hai chi tiết đó đưa đến giả
thuyết mô tả “cơn bão lửa” như sau:
a)- Vì bình xăng nằm khá xa động
cơ, vòi dẫn xăng (bằng cao su hay plastique) khá dài phải
chạy dưới lườn xe để nối với dàn máy đằng sau.
Khi chủ nhân đổ xăng sinh học pha cồn E5 (sau ngày
01-01-2018, theo quyết định của Nhà nước), vòi xăng có
thể bị hóa chất Ethanol tấn công làm giãn nở và hở
tuột, xăng chảy nhỏ giọt từ bình xăng đọng thành
vũng trước đầu xe;
b)- Xăng tiếp tục luồn theo ống
dẫn chảy ra dàn máy đằng sau và tiếp xúc với ống xả
khói đang nóng hừng hực;
c)- Nhiệt độ bên ngoài trong mùa
khô nóng (Saigon +30 độ C) có thể chủ nhân đã đi một
đoạn đường dài, khá lâu, ống khói bị nóng ở nhiệt
độ cao vì bị che kín trong thùng xe, không được làm mát
bằng gió, có khả năng lên đến 240 độ C, gây hiệu ứng
bốc cháy tự nhiên thành lửa (auto-ignition). Chỗ này gần
bộ chân chống cho nên hình ảnh trên Camera cho thấy tia
lửa nhấp nháy làm cho người xem nghĩ rằng “do chập
điện”;
d)- Tia lửa tự nhiên trên bộ
chân chống xuất hiện kích thích cho xăng bùng cháy theo
vòi lan đến đằng trước xe châm ngòi cho vũng xăng thành
đám lửa lớn;
e)- Chỉ trong vài phút đám cháy
được ống thông khí trên trần tiếp tế thêm dưỡng
khí cho nên càng bùng mạnh, nhiệt độ tăng cao và tấn
công lên những bình xăng của hàng trăm chiếc xe máy xung
quanh, tạo thành cơn bão lửa kinh hoàng;
f)- Trong khi đó thì mọi cánh cửa
từ tầng hầm được mở toang để khói đen độc hại
và lửa nóng có lối thoát tấn công lên các tầng trên
lầu đi theo các hành lang, xông vào các căn hộ gây náo
loạn chung cư.
E)- Kết luận: xác định người
chịu trách nhiệm chính trong vụ hỏa họan Carina Plaza
Xuyên qua nhiều bằng chứng thực
tế trích dẫn từ báo chí truyền thông “lề phải”
trong nước và bằng lý luận KHKT rõ ràng, tác giả bài
viết có thể đi đến kết luận rằng:
1)- Tập đoàn lãnh đạo Đảng
CS và Nhà Nước VN là người chịu trách nhiệm trước
tiên về tai họa cháy kinh hoàng ở chung cư cao cấp Carina
Plaza ngày 23-03-2018 vì chính Bộ Công Thương đã ban hành
lệnh ép người dân phải mua xăng sinh học pha cồn E5 sau
khi ngừng sản xuất xăng RON A92 (từ ngày 01-01-2018);
2)- Tập đoàn lãnh đạo Đảng
CS và Nhà Nước VN phải chịu trách nhiệm trước toàn
dân vì không có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra chất
lượng xăng sinh học, không ngăn ngừa được vấn nạn
ăn cắp, buôn lậu và pha chế xăng sinh học từ các cây
xăng bất lương;
3)- Tập đoàn lãnh đạo Đảng
CS và Nhà Nước VN phải chịu trách nhiệm trước lịch
sử vì bất lực không giải quyết được tình trạng mất
chủ quyền trong vùng lãnh hải Biển Đông, để cho mọi
khả năng khai thác dầu hỏa ngoài khơi bị ngăn chận
trước sức ép quân sự của TQ. Từ nay khu công nghiệp
lọc dầu Dung Quất sẽ phải nhập cảng dầu thô từ
ngoài và tinh lọc cho nhu cầu trong nước. Để tránh lỗ
lã và thất thu họ bắt buộc phải hạn chế dầu nhập
và pha với cồn sinh học Ethanol nhằm giữ cho nhà máy
hoạt động;
4)- Tất cả mọi nỗ lực của
thành phố nhằm cải thiện hệ thống PCCC trong các chung
cư chỉ là biện pháp chính trị tạm thời nhằm “xoa
dịu cơn phẫn nộ của quần chúng, tìm cách trốn tránh
trách nhiệm của tập đoàn lãnh đạo” không giải quyết
vấn đề tận gốc vì hiểm họa bùng cháy tự nhiên của
xe máy, xe hơi dùng xăng sinh học hãy còn hiện diện và
sẽ tiếp tục xảy ra ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời
điểm nào.
F)- Lời trần tình sau cùng của
tác giả
Trước hết tác giả xin lỗi quý
vị độc giả trong nước, bài viết này khá dài giòng (8
trang giấy) vì tính cách chuyên môn trong lĩnh vực KHKT và
liên hệ đến nhiều tầng lớp người sống trong xã hội
VN, bắt buộc phải liệt kê nhiều trích dẫn từ báo chí
để đi sát với thực tiễn hơn.
Kể từ khi nhà máy Dung Quất
chính thức đi vào hoạt động (01-2011) đến nay chưa tròn
10 tuổi nhưng vấp váp quá nhiều khó khăn chồng chất,
vì tình hình quân sự chính trị căng thẳng trên Biển
Đông đã trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn khai thác
dầu thô.
Từ đó tác giả đã quan tâm
theo dõi tình hình trên mặt báo VN mỗi ngày. Sau nữa,
kiến thức KHKT trong nghề cùng với kinh nghiệm cá nhân
đã giúp tác giả hành động bén nhạy tránh được một
tai họa chết người tương tự vụ Carina Plaza, cứu được
11 người trong gia đình nhân chuyến về thăm nhà năm
ngoái (Saigon, 29-01-2017), sẽ có một bài viết khác trình
bày kỹ chi tiết của sự kiện hy hữu này. Nhờ hoạt
động trong ngành công nghiệp khai khoáng & hóa dầu
Canada nên tác giả có đủ tài liệu KHKT để đóng góp ý
kiến với những chuyên gia trong nước giúp cho người dân
lao động VN hiểu rõ vấn đề hơn, hy vọng trong tương
lai tránh được những hiểm họa kinh hoàng như Carina
Plaza vừa qua.
Kính chào quý vị độc giả
L.Q.T.
Canada, 21-04-2018
Tác giả gửi BVN
****
KHỞI
TỐ, BẮT GIAM CHỦ ĐẦU TƯ CHUNG CƯ CARINA BỊ CHÁY
RFA
2018-04-20
Những
tàn tích của xe máy bị cháy tại chung cư Carina ngày 23
tháng 3 năm 2018. AFP
Sau
gần 1 tháng xảy ra vụ cháy chung cư Carina ở Sài Gòn
khiến 13 người chết, hơn 90 người bị thương, cơ quan
chức năng cho khởi tố và bắt giam chủ đầu tư công
trình là ông Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Công Ty Hùng
Thanh.
Đây
là thông tin được Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, người phát
ngôn của Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận với
truyền thông trong nước vào chiều ngày 20 tháng Tư.
Ông
Nguyễn Văn Tùng bị tạm giam 4 tháng để điều tra về
vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng trong vụ cháy chung cư Carina, tọa lạc
tại đại lộ Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, thành phố
Hồ Chí Minh.
Vụ
cháy chung cư Carina xảy ra vào rạng sáng ngày 23 tháng 3
được cơ quan chức năng cho là vì chập điện từ một
chiếc xe máy ở tầng hầm, nhưng không được phát hiện
kịp thời nên gây cháy lớn. Bên cạnh đó, chung cư
Carina cũng có những sai phạm trong việc phòng cháy chữa
cháy như chuông báo cháy và hệ thống chữa cháy tự động
không hoạt động, máy bơm nước hư hỏng…
Ngay
sau khi vụ cháy diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
có công điện yêu cầu cơ quan công an Thành phố Hồ Chí
Minh điều tra để làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Do đó,
vào ngày 26 tháng 3, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã
khởi tố vụ án vi phạm quy định về phòng cháy chữa
cháy theo điều 313 Bộ luật hình sự.
Các nhà hoạt động dân sự đến Đồng Tâm bị sách nhiễu
RFA
2018-04-21
Đoàn
nhân sĩ trí thức thăm cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm,
ngoại thành Hà Nội hôm 21/4. Courtesy FB Le Anh Hung
Một
nhóm gồm 7 nhân sĩ trí thức bị sách nhiễu khi đến
thăm xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào ngày 21 tháng
4 nhân kỷ niệm 1 năm ngày Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức
Chung về Đồng Tâm đối thoại với người dân. Tiến sĩ
Nguyễn Quang A, người tham gia đoàn thăm Đồng Tâm cho đài
Á Châu Tự Do biết như vậy vào tối ngày 21/4.
Ngày
22/4 năm ngoái, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà
Nội đã đích thân đến Đồng Tâm giải quyết vụ người
dân bắt giữ con tin phản đối tình trạng lấy đất
nông nghiệp và bắt giữ dân làng của chính quyền địa
phương.
Theo
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đoàn nhân sĩ trí thức khi đến
cánh đồng Sênh, nơi diễn ra vụ tranh chấp đất giữa
người dân và chính quyền địa phương vào năm ngoái, đã
bị một xe công an đến chặn với lý do xe gây tai nạn
giao thông. Tuy nhiên, sau đó phía công an đã không thể
chứng minh được vụ tai nạn.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A cho biết sau khi đoàn nhân sĩ trí thức
rời khỏi Đồng Tâm sang địa bàn xã khác, có hai thanh
niên tóc dài, xăm trổ, đi xe máy lạng lách và ngăn cản
xe của đoàn.
“Đến
hết xã Đồng Tâm, đi thêm khoảng 1 km, đến Phúc Lâm
thì thấy một xe máy có hai cậu xăm trổ, tóc dài, đi
trước xe láng liệng. Đi thêm một chút nữa thì có xe 4
chỗ chặn xe chúng tôi giữa xe láng liệng. Hai cậu đó
quay sang ăn vạ và bảo là xe các bác láng liệng… 5 phút
sau nó để xe đổ xuống trước xe của bọn tôi, ăn vạ
rồi gọi công an cảnh sát đến”.
Cho
tới 9 giờ tối đoàn nhân sĩ trí thức mới được thả
từ Uỷ ban Nhân dân xã Phúc Lâm nơi họ bị giữ lại để
giải quyết vụ tai nạn mà họ cho là đã được dàn
dựng.
Vào
tối cùng ngày, ông Lê Đình Công, người dân xã Đồng
Tâm đã phát live trên Facebook tố cáo công an huyện Mỹ
Đức, công an thành phố Hà Nôi và an ninh luôn gây
khó dễ cho các đoàn đến thăm người dân xã Đồng Tâm.
Trong
đoạn truyền trực tiếp Facebook, người dân xã Đồng
Tâm cũng tố cáo công an thường dùng côn đồ dựng
chuyện gây khó dễ cho người dân.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về cách làm quen thuộc này
của công an như sau:
“Nhiều
lần họ làm kiểu như vậy. Tức là họ chặn không được
thì họ vẽ ra chuyện hỏi như thế. Hỏi không được
thì họ đưa côn đồ, làm thế này thế kia để tìm cách
giữ mọi người, làm cho mọi người ngại sợ không đến
thăm bà con nữa”.
Đây
không phải là lần đầu tiên công an gây khó dễ cho
người dân Đồng Tâm trong năm nay. Hồi tuần trước,
người dân xã Đồng Tâm cũng tố cáo công an bao vây và
gây khó dễ khi họ làm lễ kỷ niệm 1 năm xảy ra vụ
việc Đồng Tâm.
Báo
cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế hồi năm
ngoái cũng tố cáo chính quyền Việt Nam đã gia tăng sử
dụng xã hội đen để sách nhiễu những người hoạt
động nhân sự. Theo báo cáo này từ tháng 1/2015 đến
tháng 6/2017 đã có 36 trường hợp những người hoạt
động dân sự bị những người mặc thường phục đánh
đập, thậm chí gây thương tích nặng.
Vụ
tranh chấp ở xã Đồng Tâm xảy ra vào ngày 15/4 năm ngoái
khi chính quyền địa phương cho bắt 4 người dân địa
phương phản đối việc lấy đất nông nghiệp để trao
cho công ty Viettel của quân đội. Cụ Lê Đình Kình là
một trong 4 người bị bắt đã bị thương. Người dân
bức xúc đã bắt giữ 38 cán bộ, công an để phản đối.
Sau đó, 3 người bị người dân bắt giữ đã tự giải
thoát, người dân thả 16 người khác. 19 người còn lại
được thả sau khi Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức
Chung trực tiếp về Đồng Tâm và cam kết không truy tố
người dân xã Đông Tâm, điều tra và xác minh vụ bắt
và gây thương tích cho cụ Kình.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam
RFA
2018-04-20
Những
người biểu tình phản đối bên ngoài tòa án trong phiên
xử thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nôi hôm 5/4/2018.
AFP
Quyền
ngoại trưởng John Sullivan vào ngày 20 tháng 4 công bố
Phúc Trình năm 2017 về thực thi nhân quyền của các nước
trên thế giới.
Theo
lời ông John Sullivan thì những quốc gia giới hạn quyền
tự do biểu đạt, hội họp ôn hòa; những quốc gia cho
phép và có biện pháp bạo lực đối với tín đồ tôn
giáo, các sắc tộc thiểu số; hoặc những quốc gia hủy
hoại nhân phẩm con người, phải bị phê phán về mặt
đạo đức
Hoa
Kỳ tiếp tục hỗ trợ cho tất cả những quốc gia trên
thế giới đấu tranh cho nhân phẩm và quyền tự do.
Trong
phần về Việt Nam, Phúc trình Nhân Quyền năm 2017 của
Hoa Kỳ nêu ra những vấn đề đáng chú ý nhất: đó là
tình trạng tước đoạt sự sống một cách tùy tiện,
phi pháp; nạn tra tấn và đối xử tàn ác, phi nhân, hạ
thấp phẩm giá con người; vấn đề bắt và giam giữ tùy
tiện những tiếng nói đối lập ôn hòa; tình trạng vi
phạm một cách có hệ thống trong lĩnh vực tư pháp gồm
không cho tiếp cận luật sư, không cho gia đình thăm nuôi;
xét xử không công bằng và chóng vánh; chính quyền can
thiệp vào quyền riêng tư, gia đình và thư tín; hạn chế
các quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, quyền
đi lại và quyền tự do tôn giáo, gồm các biện pháp như
kiểm duyệt báo chí, giới hạn quyền tự do Internet; rồi
nạn tham nhũng; bạo lực gia đình; lạm dụng trẻ em;
cũng như giới hạn quyền của người lao động trong việc
thành lập và tham gia nghiệp đoàn.
Tất
cả được chứng minh qua những vụ việc cụ thể như
trường hợp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn
bị cắt cổ chết khi bị giam giữ tại đồn công an Vĩnh
Long vào tháng 5 năm ngoái.
Trong
năm qua chính phủ Hà Nội cho bắt giữ khoảng 30 cá nhân
ôn hòa bày tỏ chính kiến khác biệt; con số này tăng
hơn năm 2016 chừng chục người.
An
ninh mặc thường phục ra tay bắt người mà không hề có
trát bắt như trường hợp nhà hoạt động Lê Đình Lượng
lên tiếng về thảm họa môi trường Formosa…
Trường
hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người cộng
sự Lê Thu Hà bị giam giữ hơn 2 năm mới đưa ra xét xử;
trong khi đó luật sư do gia đình ông này mời để bào
chữa bị từ chối và cơ quan chức năng chỉ định luật
sư.
Các
luật sư bào chữa cho những tiếng nói bất đồng bị
đưa ra tòa không có đủ thời gian để tiếp xúc với
thân chủ.
Phúc
trình dẫn thống kê của tổ chức theo dõi nhân quyền
Human Rights Watch hiện có hơn 100 người tại Việt Nam bị
án tù chỉ vì lý do chính trị hoặc tôn giáo. Một trường
hợp được nêu ra là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như
Quỳnh, người được Hoa Kỳ trao giải Người Phụ Nữ
Can Đảm, bị Hà Nội kết án 10 năm tù sau khi những bài
viết về nhân quyền, vấn đề đất đai và quan ngại về
môi trường của bà trên mạng xã hội được nhiều
người theo dõi.
Trong
năm qua xảy ra những vụ cưỡng chế thu hồi đất mà
người dân không đồng thuận phải đụng độ với lực
lượng chức năng. Phía cưỡng chế còn bị tố cáo thuê
‘côn đồ’ đến đe dọa, trấn áp người dân. Nhiều
người dân phản kháng lại bị bắt với cáo buộc ‘chống
người thi hành công vụ’ hoặc ‘gây rối trật tự’.
Nhiều
nhà hoạt động bị vi phạm quyền đi lại; có người bị
cấm xuất cảnh. Tình trạng bách hại những người thiểu
số ở Tây Nguyên theo Đạo Thiên Chúa vẫn tiếp diễn.
Một số trốn chạy sang Campuchia, Thái Lan và được Cao
ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cấp qui chế tỵ nạn nhưng
Hà Nội thúc ép chính quyền sở tại trả họ về lại
Việt Nam.
Phúc
trình năm 2017 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 20
tháng Tư nêu lên trình trạng nhân quyền và quyền người
lao động tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
khắp thế giới.
Quảng Ngãi đề nghị dời đồn biên phòng để xây khu nghỉ dưỡng
RFA
2018-04-20
UBND
tỉnh Quảng Ngãi đề nghị di dời Đồn Biên phòng Bình
Hải (huyện Bình Sơn) để xây dựng quần thể khu du lịch
nghỉ dưỡng. Google Map
Quảng
Ngãi vừa đề nghị dời đồn biên phòng tại huyện Bình
Sơn sang vị trí khác để xây dựng khu nghỉ dưỡng cao
cấp.
Thông
tin được Văn phòng Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng
Ngãi cho biết hôm 20/4.
Theo
thông báo, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã thống
nhất phương án quy hoạch giai đoạn 1 của Dự án quần
thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị FLC Bình Châu Lý
Sơn với tổng diện tích lên tới hơn 1.200 hécta.
Theo
đó UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp bố trí
khu vực tái định cư cho ngư dân và đất dân cư dọc
ven biển, các tuyến đường ra biển và ven biển để
phục vụ cộng đồng dân cư tại khu vực dự án này.
Ngoài
ra, UBND tỉnh Quảng Ngãi còn yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng của tỉnh tạm dừng mọi thủ tục xây dựng
Đồn biên phòng Bình Hải, huyện Bình Sơn để di dời
đến vị trí khác. Đồng thời UBND tỉnh yêu cầu Bộ
Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xem xét, điều
chỉnh, di dời các vị trí đất quốc phòng nằm trong
ranh giới của dự án.
Dự
kiến dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng sẽ tổ chức
lễ khởi công dự án vào ngày 19/5. Nhưng UBND tỉnh vừa
mới giao cho các ban quản lý nghiên cứu các vị trí bố
trí đất tái định cư cho người dân trong khu vực dự
án, với ước tính tổng chi phí bồi thường lên tới
500 tỷ đồng.
Dự
án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình
Châu Lý Sơn với tổng diện tích giai đoạn 1 là 1.243 ha
thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Châu và
đảo Bé thuộc huyện Lý Sơn. Dự án xây dựng bao gồm
sân golf 18 lỗ, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc
tế với 1500 chỗ ngồi, trung tâm thương mại, khu nghĩ
dưỡng và các khu vui chơi giải trí…
Theo
qui định lâu nay ưu tiên sử dụng đất được dành cho
quốc phòng và phát triển cộng đồng; gần đây có những
trường hợp đất quốc phòng bị chuyển mục đích cho
kinh doanh như sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất và nay là
Đồn Biên phòng tại Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Úc: Sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông bất chấp đe dọa của Trung Quốc
V.Giang
April
20, 2018
Chiến
hạm Úc HMAS Toowoomba viếng thăm cảng Sài Gòn.
(Hình: Van
Khoa/Thanh Nien News via AP)
CANBERRA,
Úc (NV) – Thủ Tướng Úc cho hay quốc gia ông hoàn
toàn có quyền di chuyển trong vùng Biển Đông sau khi có
nguồn tin từ giới truyền thông nói rằng hải quân Trung
Quốc tìm cách xua đuổi ba chiến hạm Úc ra khỏi khu vực
đang có nhiều tranh chấp này.
Phía
Trung Quốc có hành động thách thức hai hộ tống hạm Úc
cùng một tàu tiếp dầu đi cùng hồi tháng này, khi cả
ba chiếc đang trên đường sang thăm Việt Nam, theo bản
tin của cơ quan truyền thông Australian Broadcasting Corp.
Hiện
chưa rõ là điều gì đã xảy ra ngoài biển, trong lúc
Trung Quốc đang có cuộc thao dượt hải quân lớn nhất
trong vùng từ trước tới nay.
Bộ
Quốc phòng Trung Quốc bênh vực hành động của hải quân
mình, nói rằng các tin tức đưa ra không đúng sự thật
và phía Trung Quốc chỉ có các liên lạc với phía Úc.
Hiện
chưa có chi tiết về những điều gì được đưa ra trong
các liên lạc này hay có hành động gì khác hay không.
Trung
Quốc hiện ngang ngược coi hầu như toàn vùng Biển Đông
là thuộc chủ quyền của họ.
V.G.
***
Ba
chiến hạm Úc bị Trung Quốc quấy rối trên đường đến
thăm Việt Nam
Khu
trục HMAS Perth, chống tàu ngầm lớp Anzac của Hải Quân
Hoàng Gia Úc.
(@wikipedia.com)
Ba
chiến hạm Úc trên đường đến Việt Nam trong khuôn khổ
một chuyến viếng thăm hữu nghị ba ngày, đã bị Trung
Quốc gây khó dễ. Hãng tin Mỹ AP hôm nay 20/04/2018 dẫn
lời thủ tướng Úc khẳng định Úc có «toàn quyền»
đi qua Biển Đông, còn theo Reuters, phía Bắc Kinh nói
rằng Trung Quốc đã hành động «một cách chuyên
nghiệp».
Trang
tin của đài ABC hôm nay cho biết, ba chiến hạm của Úc
đã bị quân Trung Quốc thách thức lúc đang di chuyển
trên Biển Đông. Một nguồn tin quân sự giấu tên nói
thêm, các trao đổi với phía Trung Quốc là lịch sự
nhưng «gay gắt».
Bộ
Quốc phòng Úc xác nhận hai chiến hạm HMAS Anzac và HMAC
Success đi từ vịnh Subic ở Philippines, còn chiến hạm
HMAC Toowoomba từ Malaysia, đang đi xuyên qua Biển Đông để
đến thăm Việt Nam. Quân đội Úc nhấn mạnh «từ
nhiều thập niên qua vẫn duy trì chương trình hợp tác
mạnh mẽ với các nước trong khu vực Biển Đông, bao gồm
các cuộc tập trận song phương và đa phương, thăm cảng,
các hoạt động giám sát».
Thủ
tướng Úc Malcolm Turnbull khẳng định luôn «thực thi
quyền tự do hàng hải và hàng không trên toàn thế giới,
kể cả trên Biển Đông, và Úc hoàn toàn có quyền này
theo luật quốc tế».
Bộ
Quốc phòng Úc không cho biết chi tiết về những rắc rối
do Trung Quốc gây ra. Tuy nhiên AP dẫn lời ông Neil James,
giám đốc điều hành Australian Defense Association nói rằng,
thường thì trước hết là cảnh báo qua sóng vô tuyến,
nói rằng chiến hạm Úc đang trong lãnh hải của Trung
Quốc, yêu cầu trình báo. Phía Úc sẽ đáp trả là đang
đi trên hải phận quốc tế.
Ở
mức độ cao hơn, một nước cho rằng lãnh hải mình bị
xâm phạm có thể gởi tàu và máy bay đến xem xét trước
khi nổ súng, nhưng điều này chưa hề xảy ra từ nhiều
năm qua, trừ Bắc Triều Tiên.
Reuters
trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, biện minh
rằng «các tàu Trung Quốc đã sử dụng ngôn ngữ
chuyên môn để liên lạc với phía Úc» và nói thêm,
vụ chạm trán xảy ra hôm Chủ nhật 15/4.
ABC
nhắc nhở, sự cố trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc
giương oai diễu võ trên Biển Đông, huy động 10.000 lính,
76 máy bay chiến đấu, 48 tàu chiến, một tàu ngầm nguyên
tử và tàu sân bay trong cuộc tập trận.
Hãng
tin AP nói thêm Úc là đồng minh trung thành của Hoa Kỳ.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Hạm đội Thái Bình
Dương của Mỹ từng gọi Trung Quốc là «lực lượng
quấy rối xuyên quốc gia», và tổng thống Donald Trump
đã bổ nhiệm vị tướng trực ngôn này làm tân đại sứ
Mỹ tại Úc.
Rủi ro khi Trung Quốc vượt Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam
Cờ
Việt Nam và Trung Quốc trước lễ đón Chủ tịch Tập
Cận Bình tại Văn phòng Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội.
Trung
Quốc trong năm qua đã vượt qua Mỹ để trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên các
chuyên gia kinh tế cảnh báo có nhiều rủi ro khi Việt Nam
phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Việt
Nam ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong
khi ảnh hưởng của Mỹ giảm dần.
Trung
Quốc thay thế Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam và làm cho mong muốn ‘thoát
Trung’ của quốc gia Đông Nam Á ngày càng khó khăn.
Mỹ
là những nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt
Nam trong 15 năm qua cho đến khi Trung Quốc chiếm lĩnh vị
trí này vào năm ngoái, theo số liệu thống kê của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) được Bloomberg trích dẫn.
Gần
đây một số chính sách của Hoa Kỳ có tính chất bảo
hộ nhiều hơn và vì vậy cho nên có thể sẽ dẫn đến
một số khó khăn nhất định cho xuất khẩu của Việt
Nam.
Lê
Đăng Doanh, TS kinh tế
Sự
thay đổi này bắt đầu vào năm 2017 khi xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc tăng 33,5% so với năm trước đó
trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 20%, theo số liệu
của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Việt
Nam dựa vào Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc,
một nước láng giềng có nhiều ảnh hưởng đến Việt
Nam trong nhiều mặt, bao gồm cả kinh tế và chính trị.
Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump có chủ trương
hướng nội bằng việc theo đuổi chính sách bảo hộ
thương mại mà ông gọi là “Nước Mỹ trên hết”,
Trung Quốc đã nổi lên để lấp đầy khoảng trống mà
Mỹ để lại bằng cách tăng cường thương mại và đầu
tư ở khu vực Đông Nam Á.
Hai
chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh và Phạm Chí Dũng nhận
định với VOA rằng chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống
Trump là một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sụt
giảm tầm ảnh hưởng về kinh tế thương mại đối với
Việt Nam và tạo điều kiện cho Trung Quốc trở thành thị
trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
“Gần
đây một số chính sách của Hoa Kỳ có tính chất bảo
hộ nhiều hơn và vì vậy cho nên có thể sẽ dẫn đến
một số khó khăn nhất định cho xuất khẩu của Việt
Nam”, theo TS Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh
tế Trung ương.
Tổng
thống Mỹ Donald Trump ký một tuyên bố tăng thuế nhập
khẩu đối với sắt và nhôm tại Nhà Trắng ở Washington
hôm 8/3. Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu nhôm
vào thị trường Mỹ.
Ngay
sau khi lên nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2017, ông
Trump lập tức rút Mỹ ra khỏi hiệp định đối tác
thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó Việt
Nam được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất, mà theo
ông nói để bảo vệ công ăn việc làm cho người Mỹ.
Trong những tháng gần đây vị tổng thống này đã áp
dụng tăng các mức thuế đối với nhiều mặt hàng như
nhôm, thép, tôm và cá – là những mặt hàng mà Việt Nam
xuất nhiều sang Mỹ. Ông Trump cũng đưa Việt Nam vào danh
sách 16 nước có thể gây hại cho kinh tế Mỹ. Việt Nam
đứng thứ 5 với mức thặng dư thương mại 38,3 tỷ USD
trong cán cân thương mại với Mỹ.
Countries
with the biggest trade surplus with the US
1
China $375.2bn
2
Mexico 71.1
3
Japan 68.8
4
Germany 64.3
5
Vietnam 38.3
6
Ireland 38.1
7
Italy 31.6
Countries
with most pages in US “barriers to trade” report to WTO:
1.
China
2.
EU
3.
Japan
4.
Mexico
5.
India
“Nguyên
tắc của Trump là công bằng và đối ứng trong kim ngạch
xuất nhập khẩu với Việt Nam", theo TS Dũng. "Vậy
có thể nói thị trường Mỹ đang đóng cửa dần đối
với Việt Nam. Trước mắt nếu tăng thuế lên từ
200-300% đối với thép và nhôm và tăng gấp 4 lần đối
với tôm và cá basa thì có thể nói là thép, nhôm và cá
basa (của Việt Nam) không còn cửa vào thị trường Mỹ
nữa”.
Tiến
sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng cho rằng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam vào Mỹ năm 2018 sẽ giảm đáng kể so với
2017.
Trong
2 tháng đầu năm nay, lượng xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Mỹ đạt 6 tỷ USD trong khi sang Trung Quốc
đạt 9,4 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Ngày
càng phụ thuộc vào Trung Quốc
Kim
ngạch buôn bán với Việt Nam không là gì so với con số
600 tỷ USD/năm giữa Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc có thể
lấy vai trò tư thế nước lớn để áp đặt và khống
chế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Phạm
Chí Dũng, TS kinh tế
Việc
“Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành thị trường có kim
ngạch buôn bán lớn nhất với Việt Nam chẳng phải là
điều hay ho”, theo TS Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà
báo độc lập. Theo phân tích của vị TS này, trong 1/4
thập kỷ qua Việt Nam mỗi năm nhập siêu từ Trung Quốc
khoảng 50 tỷ USD, gồm cả hàng tiểu ngạch, và mức nhập
siêu sẽ lớn hơn nữa khi nước láng giềng phương Bắc
trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam.
“Việt
Nam đã phụ thuộc vào Trung Quốc từ lâu rồi và Việt
Nam sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc ở nhiều mặt hàng hơn
nữa”, theo TS Dũng, cũng là một nhà báo độc lập.
Bloomberg
cảnh báo với kim ngạch xuất khẩu gần tương đương
100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017, việc
quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu có thể
đặt ra rủi ro cho kinh tế Việt Nam.
Điều
này đặc biệt nguy hiểm khi thị trường đó là Trung
Quốc.
“Với
vai trò tư thế của một nước lớn chuyện kim ngạch
buôn bán với Việt Nam không là gì so với con số 600 tỷ
USD/năm giữa Trung Quốc và Mỹ. Cho nên Trung Quốc có thể
lấy vai trò tư thế nước lớn để áp đặt và khống
chế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc”, theo
nhận định của TS Dũng.
TS
Phạm Chí Dũng nêu một trong nhiều ví dụ cho thấy việc
khống chế hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc.
Đó là tình trạng dồn ứ của các xe tải chở trái cây
qua cửa khẩu Móng Cái sang tiêu thụ ở Trung Quốc gần
đây do việc “đánh thuế hoặc một động tác gì đó
về mặt hải quan” của phía Trung Quốc.
Repsol
đã bị chính phủ Việt Nam yêu cầu dừng khai thác dầu
khí trên vùng biển Đông có tranh chấp dưới sức ép của
Trung Quốc.
Việc
Việt Nam gần đây phải 2 lần dừng các dự án thăm dò
dầu khí với đối tác Repsol của Tây Ban Nha tại mỏ Cá
Rồng Đỏ trên biển Đông dưới sức ép của Bắc Kinh,
theo TS Dũng, cho thấy việc Trung Quốc có thể ảnh hưởng
và khống chế Việt Nam.
TS
cho rằng Trung Quốc “đã không có thiện chí trong vấn
đề dầu khí thì nó là một chứng minh cho thấy trong
(con dao) cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam thì Trung
Quốc nắm đằng chuôi”.
TS
Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế
Trung ương (CIEM), cũng có nhận định tương tự và cho
rằng Việt Nam cần đa dạng hóa các thị trường xuất
khẩu để tránh phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu từ
Trung Quốc.
“Chúng
tôi nhắm mục đích tăng cường xuất khẩu tới các thị
trường khác”, người đứng đầu Vụ chính sách thương
mại đa biên của Bộ Công thương, Lương Hoàng Thái, cho
Bloomberg biết.
Việt
Nam cũng đang tìm cách tham gia vào các hiệp định thương
mại tự do để tăng cường khả năng tiếp cận vào các
thị trường mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung
Quốc.
Việt
Nam là một trong 11 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mới
được ký kết hôm 8/3 trong khi vẫn theo đuổi hiệp định
thương mại tự do với châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên theo nhận
định của nhiều nhà quan sát, việc xúc tiến EVFTA đã
bị dừng lại do vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)